Trang chủ Blog tài chính Cùng tìm hiểu về lạm phát và cách tính tỷ lệ lạm phát.

Cùng tìm hiểu về lạm phát và cách tính tỷ lệ lạm phát.

by ctparis1@
cach tinh ty le lam phat 4

Trong nền kinh tế của mọi quốc gia, lạm phát luôn là một vấn đề nan giải. Nó sẽ khiến đồng tiền bị mất giá rất nhiều. Nó là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ lạm phát là gì? Cách tính tỷ lệ lạm phát như thế nào? Và tác động của lạm phát tới nền kinh tế ra sao?

Lạm phát được hiểu là gì?

cách tính tỷ lệ lạm phát

Trong tiếng anh, lạm phát có nghĩa là Inflation, là sự suy giảm sức mua của một loại tiền tệ. Nói cách khác, lạm phát còn là sự gia tăng của mức giá chung theo thời gian. Là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với quốc gia khác. Lạm phát thường được tính theo đơn vị phần trăm. 

Ngược với lạm phát là giảm phát, xảy ra khi giá cả chung giảm, sức mua của tiền tệ tăng lên. Sự ổn định giá cả xảy ra khi chỉ số lạm phát bằng 0 hoặc là một số dương nhỏ. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã và siêu lạm phát là ba biểu hiện của lạm phát. 

Trong cách tính tỷ lệ lạm phát, các chỉ số lạm phát được sử dụng là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá bán buôn (WPI). Tùy thuộc vào quan điểm và tốc độ thay đổi mà lạm phát có thể được nhìn nhận tích cực hoặc tiêu cực.

Lạm phát tác động tới nền kinh tế ra sao?

Là một căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, lạm phát có cả lợi ích, tác hại. Hãy cùng tìm hiểu những tác động của nó tới nền kinh tế nhé!

Lạm phát có thể ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế

cách tính tỷ lệ lạm phát

Nhắc đến lạm phát, hẳn nhiều người sẽ chỉ nghĩ đến những tác hại của nó. Tuy nhiên, lạm phát cũng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Điều này xảy ra nếu tốc độ lạm phát tại các nước phát triển là từ 2% đến 5%. Đối với các nước đang phát triển là dưới 10%.

Những lợi ích của lạm phát có thể kể đến như giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. Lạm phát giúp kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư. Lạm phát cũng giúp thu nhập và các nguồn lực trong xã hội được phân phối lại, hướng tới mục tiêu có chọn lọc. Bên cạnh đó, thông qua mở rộng tín dụng,  nó cũng cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư các lĩnh vực kém ưu tiên. Tóm lại, nền kinh tế sẽ được thúc đẩy tăng trưởng nếu có thể duy trì và điều tiết lạm phát ở tốc độ vừa phải.

Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế

Lãi suất là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa phải tăng theo để đảm bảo ổn định lãi suất. Tuy nhiên, tăng lãi suất danh nghĩa sẽ khiến nền kinh tế bị suy thoái, tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Thu nhập thực tế của người lao động cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát. Thu nhập thực tế sẽ bị giảm xuống nếu thu nhập danh nghĩa không thay đổi khi lạm phát tăng lên. Ngoài ra, thu nhập từ các khoản lãi, lợi tức cũng bị giảm xuống. 

cách tính tỷ lệ lạm phát

Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế xã hội. Nó làm cho đời sống của nhân dân khó khăn hơn, suy thoái kinh tế, giảm sự tin tưởng của người dân dành cho Chính phủ.

Lạm phát tăng cao kéo theo sự gia tăng của nhu cầu vay tiền, khiến lãi suất bị đẩy lên cao. Lạm phát kéo dài cũng gây ra sự phân phối thu nhập không bình đẳng. Những người giàu có sẽ dùng tiền để thu gom mọi hàng hóa, hàng tiêu dùng. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của nạn đầu cơ, cung – cầu mất cân đối, giá cả hàng hóa ngày càng đắt đỏ. Bởi vậy, người nghèo lại càng trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng trên kéo dài, sẽ khiến nền kinh tế bị rối loạn, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập. Lạm phát cao cũng khiến Chính phủ bị thiệt so với nợ nước ngoài. Bởi lạm phát đã giảm đồng tiền trong nước bị mất giá so với tiền nước ngoài.

Cách tính tỷ lệ lạm phát phổ biến, đơn giản

Hiện nay, cách tính tỷ lệ lạm phát thường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI. Đây là chỉ số đo giá cả của số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng thông thường.

cách tính tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số CPI được coi là tỷ lệ lạm phát. Vậy ta có công thức tính tỷ lệ lạm phát là: 

Tỷ lệ lạm phát = ((Giá trị chỉ CPI cuối – Giá trị CPI ban đầu) / Giá trị CPI ban đầu)*100

Các số trong cách tính tỷ lệ lạm phát thường được thu nhập từ dữ liệu của Nhà nước hay các tạp chí kinh doanh. Để hiểu hơn về cách tính này, cùng theo dõi ví dụ sau: Vào tháng 1 năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng CPI của một quốc gia là 205 USD; đến tháng 1 năm 2021 chỉ số này là 212 USD. 

Như vậy, tỷ lệ lạm phát trong khoảng một năm của quốc gia này = ((212 – 205)/205)*100% = 3,4146%. Suy ra, tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong một năm của quốc gia này là 3,4146%.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến lạm phát và cách tính tỷ lệ lạm phát phổ biến hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lạm phát, ảnh hưởng của nó cũng như biết cách tính lạm phát. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

@2022 – All Right Reserved. Designed and Developed by Chuyện tình Paris