Để có thể đầu tư vào một lĩnh vực nào đó được thành công, suôn sẻ thì mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch cụ thể. Những kế hoạch ấy chính là những giai đoạn chuẩn bị cho đầu tư và nhà đầu tư cần hiểu rõ từng giai đoạn ấy. Vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì? Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo bài viết sau này ngay sau đây.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
Theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ đã quy định về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì trình tự thực hiện đầu tư xây dựng gồm:
Giai đoạn chuẩn bị dự án đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với một dự án đầu tư. Trong giai đoạn này, có rất nhiều thứ nhà đầu tư cần phải thực hiện. Cần tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Giúp bạn có thể xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư cũng cần phải tiến hành chuẩn bị những thủ tục pháp lý để phục vụ cho việc thi hành dự án.
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì? Để thực hiện giai đoạn thực hiện dự án này, nhà đầu tư cần biết:
- Bắt đầu giao đất hoặc thuê đất: Dưới hình thức ký kết hợp đồng giữa người cho thuê đất và bên thuê.
- Chuẩn bị cấp giấy quyền sử dụng đất: Lưu ý quan trọng là ta cần nắm rõ những điều kiện để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đặc biệt đối với dự án đầu tư xây dựng đối với mô hình kinh doanh nhà ở dùng để bán hay cho thuê. Nhà đầu tư có thể thuê các đơn vị hỗ trợ tư vấn các vấn đề về nhà ở trong trường hợp chưa nắm rõ luật.
- Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng xây dựng: Bằng việc thực hiện các công tác rà phá bom mìn (nếu có), san lấp kênh rạch, sông ngòi tùy vào từng dự án.
- Khảo sát mặt bằng trước khi thi công xây dựng: có thể khảo sát sơ bộ mặt bằng để lập bảng báo cáo và khảo sát cụ thể để có thể phục vụ quá trình thiết kế.
- Bắt đầu làm bản thiết kế công trình: Trải qua các bước thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công và có thể có các bản vẽ thiết kế khác đi kèm.
- Tiến hành thiết kế công trình: áp dụng những bản vẽ thiết kế vào thực tế để thẩm định, phê duyệt và có thể chỉnh sửa những thiết kế sao cho phù hợp với thực tế.
- Chuẩn bị giấy phép xây dựng.
- Đấu thầu công trình: Lựa chọn nhà đấu thầu quản lý, khảo sát công trình xây dựng.
- Thi công công trình: Thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu giám sát công trình.
- Chủ đầu tư đưa ra thông báo khởi công xây dựng công trình: Bước này đảm bảo thông tin đến các bên cung cấp vật liệu, chủ thầu,…
- Thực hiện thi công xây dựng công trình: Thực hiện các công tác quản lý quá trình xây dựng, khối lượng, vật liệu, tiến độ, chi phí xây dựng và đặc biệt là an toàn lao động trong quá trình thi công công trình.
- Kiểm tra chất lượng của trình trước khi đưa công trình vào sử dụng.
- Kiểm tra và xác nhận đã thực hiện công trình.
Giai đoạn 3: Đưa công trình vào sử dụng
- Bàn giao lại công trình để đưa vào sử dụng, vận hành và chạy thử.
- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Cấp giấy phép hoạt động.
- Chứng nhận quyền sở hữu.
- Bảo hiểm và bảo hành cho công trình.
Như vậy, việc xây dựng các kế hoạch cho từng giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm 3 giai đoạn chính. Đó là chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đưa công trình vào quá trình thực nghiệm.
Bài viết trên đã trả lời cho những câu hỏi về giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì? Việc thực hiện các giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng và đóng góp sự thành công của dự án. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần chú ý xây dựng các giai đoạn sao cho phù hợp với công trình.