Liệu bạn đã từng nghe đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu chưa? Vậy hệ số nở trả trên vốn chủ sở hữu là gì? Hệ số này mang lại những ý nghĩa gì? Theo dõi ngay bài viết sau để giải đáp được các vấn đề được đề cập nhé.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nói lên điều gì?
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là gì?
Hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số dùng để đo lường về năng lực sử dụng, quy mô tài chính và hiệu quả quản lý nợ của một đơn vị, công ty, doanh nghiệp.
Dựa vào hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ cho thấy trong tổng thể nguồn vốn của công ty, doanh nghiệp thì khoản nợ của đơn vị chiếm bao nhiêu phần trăm. Trong đó:
- Tổng vốn gồm có vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn cổ phần của doanh nghiệp, các khoản nợ và các khoản lãi phải chi trả khi vay.
- Khoảng nợ ở đây bao gồm cả các khoản nợ dài hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Cách tính hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu

Tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu như thế nào?
Để tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu áp dụng theo công thức sau:
- Hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Giá trị vốn chủ sở hữu
- Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Sau khi tính hệ số sẽ có 2 kết quả xảy ra là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1. Kết quả này có nghĩa:
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản của công ty, doanh nghiệp chiếm phần lớn là các khoản nợ.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản của công ty, doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn và đây là nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho đơn vị.
Ý nghĩa của hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện ý nghĩa gì?
Có thể thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở giúp doanh nghiệp, công ty nắm được tổng quát về khả năng tài chính của đơn vị. Hệ số này cũng giúp doanh nghiệp triển khai các phương án hợp lý để chi trả các khoản nợ, cũng như chi trả cho các hoạt động của đơn vị.
Từ đó, nếu hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì vấn đề tài chính của công ty, doanh nghiệp ít xảy ra tình trạng khó khăn, cũng như khó phá sản. Còn hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì vấn đề tài chính lúc này sẽ khiến doanh nghiệp, công ty phải hết sức quan ngại. Vì cho thấy với tài chính như vậy nguy cơ doanh nghiệp, công ty phá sản rất cao.
Hạn chế của hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu
Khi suy xét theo hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp, công ty phải cần chú trọng ngành công nghiệp của đơn vị tham gia như thế nào. Bởi,tùy theo các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có tốc độ tăng trưởng cũng như như cầu về vốn không giống nhau.

Ngành công nghiệp khác nhau có mức hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu không giống nhau
Chẳng hạn như, khi đơn vị của bạn là một công ty, doanh nghiệp về cung cấp dịch vụ hoặc là một đơn vị chuyên về công nghệ thì hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu lý tưởng nằm ở mức 0,5. Còn nếu đơn vị của bạn là một doanh nghiệp về sản xuất ô tô thì hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu phải nằm ở mức là 2.
Trong hệ số nợ trả trên vốn chủ sở hữu thì các cổ phiếu tiện ích được đánh giá là có hệ số cao hơn ngưỡng của thị trường. Tuy loại cổ phiếu này tăng trưởng không nhanh nhưng nó duy trì mức thu nhập ở ngưỡng ồn định. Đặc biệt, cho phép các công ty, doanh nghiệp có thể vay vốn rất rẻ.
Hiện nay, việc xác định được giá trị thị trường của nguồn vốn nợ dài hạn hoặc ngắn hạn của doanh nghiệp xuất hiện nhiều bất cập. Vì thế, khi nghiên cứu về chi tiêu tài chính của đơn vị, các doanh nghiệp, công ty thường chỉ chú trọng đo lường nguồn vốn chủ sở hữu theo giá thị trường. Còn đối với các nguồn vốn nợ của doanh nghiệp, công ty thì sẽ căn cứ vào giá trị hiển thị trên sổ sách kế toán.
Trên đây là thông tin xoay quanh về vấn đề hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Bạn có thể áp dụng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, công ty một cách khái quát và tổng thể nhất.