Như các bạn đã biết thì địa hình nước ta với diện tích đồi núi chiếm khá nhiều. Tuy nhiên ở những vùng miền núi thì kinh tế không phát triển kịp so với các vùng đồng bằng. Nhiều người đặt ra câu hỏi đó là: tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước, phát triển kinh tế miền núi là một bài toán khó cho nhà nước ta. Vậy tại sao phải cơ sở hạ tầng về giao thông phải đi trước khi xây dựng và phát triển kinh tế cho khu vực miền núi. Thực ra điều này cũng không phải là khó hiểu. Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ở dưới bài viết này. Mọi người hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi về vấn đề này nhé.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi nước ta hiện nay
Tình hình phát triển kinh tế xã hội nước ta ở các khu vực miền núi để có những đặc điểm cơ bản như sau:
Đa dạng về dân tộc:
Nước ta có rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau, với mỗi dân tộc sẽ có những sắc thái văn hóa đặc trưng và có tên gọi khác nhau. Và mỗi dân tộc sẽ ngôn ngữ riêng, tiếng nói và chữ viết riêng. Mỗi dân tộc sẽ có ý thức về tộc người khác nhau.
Sự phát triển không đồng đều
Mỗi dân tộc cư trú đan xen nhau và phân tán trên mọi miền của đất nước và không có lãnh địa riêng cho các dân tộc. Dân số các dân tộc không đồng đều. Các thành phần dân tộc có quá trình lịch sử phát triển kinh tế và xã hội không đồng đều. Nên sẽ có sự phát triển kinh tế không đều nhau giữa các nhân tộc.
Trình độ dân trí còn khá thấp
Phần lớn các dân tộc thiểu số thì có trình độ dân trí còn khá thấp. Cũng một phần là do họ sinh sống ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa. Dẫn đến cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải không được đảm bảo. Nền kinh tế nơi này cũng không thể phát triển được và trình độ học vấn của họ cũng không bằng những vùng đồng bằng so với những người cùng độ tuổi.
Tỷ lệ hộ nghèo rất cao
Phần lớn những khu vực miền núi thì tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với vùng đồng bằng. Mặc dù có sự hỗ trợ của nhà nước những khu vực này còn rất hạn chế trong việc trong đổi hàng hóa, sản phẩm đối với những nơi khác. Đời sống vật chất của họ thì vẫn còn thấp so với những nơi khác. Tuy nhiên ở những khu vực miền núi cũng sẽ có hiện tượng phân hóa giàu nghèo những người nơi đó. Rõ rệt nhất có lẽ là những người dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số thể hiện rất rõ điều này.

Giải thích: tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước
Để có thể giải thích tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước thì chúng ta phải đi tìm hiểu vai trò của giao thông vận tải đối với phát triển kinh tế như thế nào.
Vai trò của giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế
Giao thông vận tải chính là một ngành sản xuất đặc biệt, nó vừa mang tính sản xuất vừa mang tính dịch vụ và nó có rất nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Giao thông vận tải có thể tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất và nối liền sản xuất và sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng. Giao thông vận tải sẽ phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra giao thông vận tải sẽ tạo mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và giữa trong nước và quốc tế. Ngoài ra nó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Sự phát triển của giao thông vận tải sẽ có tác động nhằm thay đổi sự phân bố sản xuất và dân cư ở trong nước.
Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước
Thật đúng vậy để có thể phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước. Dựa vào những vai trò quan trọng của giao thông vận tải chúng ta cũng đã có thể trả lời phần nào câu hỏi này rồi. Ở miền núi thì giao thông vận tải thuận lời sẽ thúc đẩy cho sự giao lưu giữa các địa phương với nhau. Vốn dĩ miền núi là nơi có địa hình nguy hiểm so với đồng bằng, việc đi lại khá khó khăn. Vì thế khi có thể lưu thông đường xá thì có thể phá được thể cô lập, tự cung tự cấp ở miền núi. Khi đó người dân cũng có thể buôn bán được nông sản. Ngoài ra khi giao thông vận tải thuận lợi thì sẽ khai thác được các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng núi. Giúp cho người dân dễ dàng kiếm việc làm hơn. Bên cạnh đó giao thông vận tải phát triển khiến cho các hoạt động dịch vụ cũng có thể có điều kiện phát triển hơn. Đặc biệt là điện đường trường trạm những thứ quan trọng cho cuộc sống hàng ngày.

Những chính sách của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội miền núi
Hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách nhằm thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Sẽ có những chính sách giảm các loại thuế cho các doanh nghiệp đó. Thứ hai đó là nhà nước đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho những vùng đặc biệt khó khăn, đó là chính sách vùng 135. Với những nơi ở vùng này sẽ được miễn phí tiền học phí cho học sinh. Và còn có sự hỗ trợ khi những em học sinh này đi học. Các cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường và trạm cũng được nhà nước hỗ trợ xây dựng với những trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt các chính quyền địa phương còn có các chính sách hỗ trợ người nghèo, giúp họ xóa đói giảm nghèo. Hay là các chương trình khuyến học nhằm giúp cho những người con ở vùng núi không có điều kiện đi học để nâng cao dân trí cho người dân ở đây.
Như vậy, tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước thì chúng ta đã có thể trả lời rằng chỉ có giao thông thuận lợi thì kinh tế mới có thể phát triển. Để kinh tế phát triển hơn thì hệ thống đường phải được lưu thông. Như vậy chúng ta cũng đã thấy được rằng nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao thông vận tải. Bài viết cũng đã giúp bạn thấy được điều đó. Mọi thông tin ở trong bài viết hi vọng sẽ giúp đỡ bạn trong việc giải đáp các thắc mắc liên quan. Nếu còn có điều gì cần giải đáp thêm thì mọi người comment vào dưới bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ tháo gỡ giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.